LẠC SƠN ĐẠI PHẬT - PHÁT HIỆN GÂY CHẤN ĐỘNG GIỚI KHẢO CỔ !

Lạc Sơn Đại Phật còn gọi là Lăng Vân Đại Phật hay Gia Định Đại Phật, có chiều cao 71m, được xem là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới.

THÔNG TIN CHUNG VỀ LẠC SƠN ĐẠI PHẬT : 

Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cách địa cấp thị Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng đá đối mặt với Nga Mi sơn, và dòng sông chảy dưới chân của Phật.

Công việc tạc bức tượng này được khởi đầu vào năm 713, do một nhà sư Trung Quốc là hòa thượng Hải Thông chỉ huy. Ông hy vọng rằng Phật có thể giúp làm cho nước sông êm đềm tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông. Theo truyền thuyết, khi nguồn tài trợ cho công trình bị đe dọa, ông đã tự khoét mắt để tỏ lòng mộ đạo và sự ngay thẳng của mình. Công việc này chỉ được các môn đồ của ông hoàn thành sau 90 năm. Dường như là công trình xây dựng khổng lồ này đã tạo ra nhiều đá được bóc tách ra khỏi vách đá và trầm lắng xuống lòng sông, làm cho các dòng chảy bị biến đổi và vì thế làm cho tàu bè qua lại an toàn hơn.

lac son dai phat 2

Kể từ ngày 13 tháng 2 năm 1982, Lạc Sơn Đại Phật đã được Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa vào danh sách các đơn vị văn vật trọng điểm toàn quốc.

Khu vực Nga Mi sơn với phong cảnh đẹp, bao gồm cả khu vực có Lạc Sơn Đại Phật đã được liệt kê trong danh sách của UNESCO như là di sản thế giới kể từ ngày 6 tháng 12 năm 1996.

Với chiều cao 71 mét, bức tượng mô tả Phật Di Lặc đang ngồi với hai tay đặt trên đầu gối. Thân của tượng Phật cao 59,98 m, đầu cao 14,7 m, rộng 10 m, mắt rộng 3,3 m, mũi dài 5,6 m, miệngrộng 3,3 m, tai dài 7 m, cổ cao 3 m, vai rộng 28 m, thân thể rộng 28,5 m, chân dài 10,3 m, rộng 9 m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và móng tay nhỏ nhất cũng đủ lớn để có thể đủ cho một người ngồi vào. Hai bên tượng Phật có hai hộ pháp, cao khoảng 16 m, rộng khoảng 6 m, thân mặc chiến bào, tay cầm pháp khí.

Người dân trong khu vực này nói rằng: "Sơn thị nhất tọa Phật, Phật thị nhất tọa sơn" ("Núi là Phật và Phật cũng là núi"). Một phần điều này là do dãy núi trong đó có Lạc Sơn Đại Phật được cho là có hình dáng tương tự như Phật đang ngủ, khi nhìn từ phía sông, với Đại Phật nằm ở vị trí tim, ngụ ý "tâm trung hữu phật".

PHÁT HIỆN CHẤN ĐỘNG GIỚI KHẢO CỔ HỌC : 

Bên dưới là dòng sông chảy dưới chân của Phật - đây là nơi hợp lưu của ba con sông là Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y. Với địa thế sơn thủy kỳ vĩ như thế, Lạc Sơn Đại Phật vẫn sừng sững qua hàng nghìn năm.

Bí mật nghìn năm trong thân tượng PhậtNhiều nhà sử học, khảo cổ học rất quan tâm đến bức tượng Phật ở Tứ Xuyên này, do nó có từ lâu đời, mang đậm không khí văn hóa lịch sử, lại được tìm thấy trên núi nên có giá trị khảo cổ học rất lớn.

Do đó, đến tận ngày nay, các nhà khoa học, khảo cổ học vẫn không ngừng khám phá những bí ẩn xoay quanh bức tượng Lạc Sơn Đại Phật.

Trước đây, khi nghiên cứu tượng Phật khổng lồ, các chuyên gia đã phát hiện có một cánh cửa bí mật ở phần ngực tượng Phật. Phát hiện này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều khách du lịch và những tín đồ Phật giáo.

Trên thực tế, cánh cửa bí mật đã được phát hiện trong quá trình trùng tu bức tượng Phật, chính vì cánh cửa bí mật này mà nhiều nhà khảo cổ học đã đến để điều tra trong một đêm. 

Sau khi nghiên cứu và thăm dò cẩn thận, các nhà khảo cổ học nhận thấy một số vật phẩm có giá trị đã bị bọn trộm cướp sạch, chỉ còn lại một đống sắt vụn và bia đá, nhưng dựa vào những mẩu sắt vụn và bia đá này, họ lại biết được một số bí mật chưa kể về Lạc Sơn Đại Phật.

Lạc Sơn Đại Phật nằm ở ngã ba sông Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y. Đây là địa điểm thường xảy ra lũ lụt, do đó, các nhà khảo cổ nhận định chức năng chính của cánh cửa bí mật bên trong tượng Phật là chống thấm nước gián tiếp.

Lạc Sơn Đại Phật được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới cùng với Núi Nga Mi vào năm 1996.Nói cách khác, cánh cửa này chính là một hệ thống thoát nước tinh vi đã được nghệ nhân xưa nghĩ ra và tạc nên. Cánh cửa này chỉ là một trong rất nhiều các điểm thoát nước được tạo ra ở các vị trí khác nhau trên thân tượng.

Mỗi khi mùa mưa và lũ lụt xảy ra, ‘hệ thống thoát nước’ tinh vi này sẽ hoạt động nhằm giảm thiểu tác động của thủy lưu trong thân tượng, giữ tượng không bị hư hỏng.

Chuyên gia tấm tắc khen người xưa, và nói cánh cửa bí mật ở phần ngực tượng chắc chắn là một “kho báu vô giá” gây chấn động giới khảo cổ. Ngày nay, hệ thống này vẫn hoạt động.

Trí tuệ của người thời xưa rất được người hiện đại ngưỡng mộ. Việc những công trình kiến trúc đồ sộ và nguy nga như Vạn Lý Trường Thành, Lạc Sơn Đại Phật được hình thành như thế nào vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ, bởi những công trình này nếu được xây dựng theo công nghệ hiện đại là rất khó.


- CỔ NGUYỆT - 

Nguồn : phatgiao.org,vn