NÚI VÕ ĐANG - NƠI CÁC CAO NHÂN ẨN MÌNH LUYỆN KIẾM

Núi Võ Đang nằm ở phía Nam Thập Yển, thuộc Tây Bắc, tỉnh Hồ Bắc thuộc miền Trung của Trung Quốc. Đây là nơi luyện võ của Đạo giáo, lò Bát Quái và Thái Cực Quyền. Các môn phái không xa lạ với người đã từng xem phim kiêm hiệp của nhà văn Kim Dung. Ngọn núi thuộc quần thể du lịch Hải Bạt, có chiều cao 1.612m, chu vi hơn 800 dặm.

Võ Đang có 72 đỉnh núi dốc nằm liền kề nhau. Từ thời nhà Hán, nơi đây được xem là ngọn núi của Đạo giáo. Hàng ngàn giáo sĩ của đạo giáo đã chọn núi Võ Đang làm nơi học tập và tu luyện. Võ Đang được coi là một trong những cái nôi võ thuật của Đạo giáo với Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng. Tương truyền, Trương Tam Phong từng tu luyện trên núi Võ Đang, từ đó khai sáng Võ Đang quyền pháp, trở thành một trong những môn phái võ thuật danh tiếng nhất Trung Hoa. Vì thế mà dân gian có câu: "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang".

Đạo giáo ở núi Võ Đang bắt đầu từ đời Chu do Doãn Hy. Theo truyền thuyết, Doãn Hy về ở ẩn tại Võ Đang Sơn dưới chân vách đá Tam Thiên Môn. Đời Hán có Mã Minh Sinh, Âm Trường Sinh hai thầy trò cùng đến tu đạo ở núi Võ Đang, từ đó trở đi nhiều bậc danh sĩ đã đến tu đạo tại đây. 

Đạo giáo ở núi Võ Đang thịnh vượng nhất vào thời Minh. Việc này có quan hệ trực tiếp đến việc Yên vương Chu Đệ - người sau này trở thành hoàng đế thứ ba của nhà Minh - đã có sự hỗ trợ tinh thần từ các đạo sư nơi đây. Sau khi giành ngôi, vào năm 1412, Minh Thành Tổ Chu Đệ lệnh cho xây dựng một hệ thống cung quán lớn ở núi Võ Đang, dùng đến rất nhiều lương tiền trong kho nhà nước, trưng dụng quân dân hơn 30 vạn người kéo dài 11 năm. Sang đến đời Thanh, đạo Giáo vẫn được coi trọng, và các công trình trên núi Võ Đang tiếp tục được củng cố và mở rộng. 

Ngày nay, quần thể công trình cổ của núi Võ Đang vẫn được gìn giữ khá nguyên vẹn. Đoạn đường dài 70 km từ chân núi đến đỉnh núi có đến 32 đền thờ Đạo Giáo chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Nguyên, Minh, Thanh. Mỗi đền thờ được tạo dựng từ các hang động nằm bên sườn núi hiểm trở, tạo nên sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

nui Vo Dang 4

Nằm trên đỉnh cao nhất của núi Võ Đang - 1612 m là Trúc Kim Điện, được xây dựng vào năm 1416. Toàn bộ Kim Điện được làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn. Đây chính là biểu tượng của núi Võ Đang. Trải qua các triều đại, ngôi đền vẫn toát lên vẻ cổ kính, trầm mặc và lộng lẫy. 

nui Vo Dang 5

Nằm gần đỉnh núi là Thái Hòa Điện - một khu đền thờ khổng lồ với mái ngói xanh liền kề nhau. Hoàng đế Vĩnh lạc đã xây dựng công trình này, mô phỏng theo kiến trúc cố cung ở Bắc Kinh.

nui Vo Dang 6

Tử Tiêu Cung được xây dựng từ thời nhà Minh và trở thành trung tâm của Đạo giáo ở Võ Đang. Những đền thờ và chùa được xây dựng trên núi từ thời nhà Đường đã bị đốt cháy, phá hủy do loạn lạc và đến thời nhà Minh những tổn thương này đã được khắc phục. Hoàng đế Vĩnh Lạc của nhà Minh đã bỏ ra nguồn quốc phí khổng lồ để trùng tu và xây dựng các công trình tôn giáo ở Võ Đang. Ông rất tôn sùng Huyền Thiên Thượng Đế, người được cho là đã tu luyện thành thần tiên ở núi Võ Đang. Huyền Thiên Thượng Đế còn được gọi là nghiêm phụ, vị thần bảo hộ cho phương Bắc. Hoàng đế Vĩnh Lạc đã tôn thờ Huyền Thiên Thượng Đế và điều này đã thu hút rất nhiều tín đồ Đạo giáo từ Bắc Kinh cũng như khắp Trung Quốc đến tu luyện ở Võ Đang.

nui Vo Dang 7

Cung Thiên Ất Chân Khánh được cho là nơi Huyền Thiên Thượng Đế tu luyện thành công và thăng thiên. Bên ngoài cung có mỏm đá khắc hình rồng dùng làm nơi thắp hương được gọi là Long đầu hương. Đến đây, có rất nhiều tín đồ và du khách tham quan đã thắp hương ở đây, nơi mỏm đá cheo leo nhô ra khỏi vách đá đến 2,9 mét này. Bên dưới là thung lũng sâu thẩm.

nui Vo Dang 8

Đền nổi tiếng nhất và cũng là lớn nhất trên núi Võ Đang là Zixiao Palace, được xây dựng vào năm 1413. Quần thể kiến trúc này hiện có 29 tòa nhà được bố trí trên một sân thượng tầng năm rộng 6.854m2.

nui Vo Dang 9

Trên núi Võ Đang còn có Đền Nanyan nằm ở một trong những khu vực đẹp nhất trên dãy núi. Nanyan cũng được xây dựng vào năm 1413 với nhiều tòa nhà gỗ bám vào sườn núi. Nhiều kiến trúc ban đầu của cung điện đã bị sập hoặc bị phá hủy, những gì còn lại nay gắn chặt vào mặt đá rất hấp dẫn du khách tham quan.

Ngoài các tòa nhà cổ xưa, núi Võ Đang còn lưu giữa hơn 7.400 di tích văn hóa quý giá. Đặc biệt là các di sản văn vật Đạo giáo nổi tiếng mang ý nghĩa văn hóa sâu xa.

Núi Võ Đang mang ý nghĩa văn hóa Trung Hoa, nơi chốn bồng lai tiên cảnh, hình ảnh sương mờ quấn quanh ngọn núi. Khung cảnh nên thơ, gần gũi với thiên nhiên, và nét hoang sơ. những gì còn lại nay gắn chặt vào mặt đá rất hấp dẫn du khách tham quan. Với những nét đẹp kiến trúc cũng như sự hòa hợp với thiên nhiên, những khi mặt trời lên hay xuống vào các mùa trong năm, núi Võ Đang vẫn thích hợp cho tu luyện và sống ẩn dật. Ngoài ra, triển lãm võ thuật hay được tổ chức tại đây.


- CỔ NGUYỆT - 

Nguồn : sưu tầm.